Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

17/6/15. Gia đình sống Tin Mừng. Curia Gioan Hoan.



Gia Đình trong tương quan với Đức Maria dưới chân Thập Gía.
Curia Thánh Gioan Hoan của Mẹ Vô nhiễm.

Chúng ta đã cùng với Mẹ Giáo hội sống Năm Tân Phúc âm hóa Gia đình được hơn nửa hành trình.


Như chúng ta đã biết, Tân Phúc Âm, hóa gia đình là làm cho Tin mừng sống động, hiện diện ngay chính trong gia đình chúng ta hay nói một cách cụ thể hơn là: Làm cho Chúa Giêsu trở thành người chủ của gia đình và là thành viên đích thực của gia đình. Để chính nhờ tinh thần hiếu thảo, đời sống đạo đức của Chúa Giêsu, tình yêu thương của Người, lòng nhân từ của Người triển nở, tỏa sáng và lây lan đến hết mọi thành viên và thực sự gia đình chúng ta sống một đời sống Kitô hữu sống động, vui tươi, hạnh phúc, yêu thương nhau, quan tâm đến nhau, chia sẻ cho nhau những vui buồn của cuộc sống và đồng trách nhiệm xây dựng gia đình Kitô giáo tốt. Nhờ đó để gia đình chúng ta có thể đem Tin mừng đến cho các gia đình chung quanh.

Khía cạnh mà chúng ta muốn chia sẻ với nhau hôm nay là: Cùng Đức Maria dưới chân Thập Gía Gia Đình Sống Tin Mừng.  

Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của việc Mẹ Maria đứng dưới chân Thập Gía. Hình ảnh Đức Maria đứng dưới chân Thập Gía nói lên hai điều quan trọng sau:

1:- Mẹ đồng công cứu chuộc nhân loại. Hai là Mẹ đón nhận lời trăn trối của Chúa Giêsu nhận nhân loại làm con của Mẹ qua hình ảnh Thánh Gioan “này là con Bà” và “Nầy là Mẹ anh.”

Việc thứ Nhất: Mẹ Đồng công cứu chuộc nhân loại. Hình ảnh Đức Maria đứng dưới chân Thập Gía chiều thứ Sáu Tuần Thánh. Mẹ đứng lặng trong tin yêu và phó thác hoàn toàn cho Thánh ý Thiên Chúa Cha cho trọn lời Xin Vâng.

Đúng vậy! Khi Mẹ Xin vâng, nhận lời sứ thần truyền tin “Nầy tôi là nữ tỳ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. Lời xin vâng ấy theo Mẹ suốt cả cuộc đời mà đỉnh cao và khủng khiếp nhất chính là lúc cùng với Con Yêu Đức Giêsu Kitô hiến tế cho Thiên Chúa Cha trên cây Thập Gía.

Có thể rằng Mẹ không hiểu hết được những gì Thiên Chúa muốn và những gì Thiên Chúa sẽ thực hiện nơi Mẹ và Con của Mẹ. Nhưng điều cốt yếu nơi Mẹ là chỉ luôn nghĩ đến một điều là toàn tâm, toàn ý thi hành Thánh ý Thiên Chúa “xin cứ làm cho tôi như điều sứ thần truyền.” Điều sứ thần truyền cũng có nghĩa là điều Thiên Chúa muốn, cũng chính là chương trình Thiên Chúa muốn thực hiện nơi Mẹ.
2: Lời trăn trối của Chúa Giêsu cuối cùng trên Thập gía “ lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha” cũng chính là lúc lời Xin Vâng của Mẹ được trọn vẹn.

Tuy nhiên, khi Mẹ nhận nhân loại làm con thứ (nghĩa tử) của Mẹ, cũng chính là lúc Mẹ tiếp tục cưu mang, nâng đỡ nhân loại thay cho Chúa Giêsu. Mẹ sẽ yêu thương tất cả con cái nhân loại nói chung và cách riêng từng người một chúng ta.

- Vai trò Đồng Công và vai trò làm Mẹ mà Đức Maria đã nhận lãnh dưới chân thập gía có một mối tương quan rất đặc biệt với việc gia đình chúng ta sống Phúc Âm hôm nay.

- Mẹ Đồng Công cứu chuộc loài người trong việc hiến tế Chúa Giêsu, con chí ái của Mẹ. Một nỗi đau đớn khủng khiếp nhất khi người Mẹ chỉ có một người con, thì chính người con ấy lại là hy lễ. Mẹ cùng con chịu đau đớn, Mẹ cùng con thưa xin vâng cho thánh ý Chúa nên trọn, Mẹ không từ chối, Mẹ không kêu than, Mẹ không trách móc, nhưng Mẹ toàn tâm, toàn ý vâng theo thánh ý Chúa. Của lễ đẹp nhất chính là của lễ trên Đồi Canvê khi mà Mẹ và Chúa Giêsu, hai tâm hồn hợp nhất trong một loông mến, lòng suy phục thánh Ý Chúa.

Chúng ta, mỗi gia đình sẽ sống năm Tân Phúc Âm hóa gia đình với Mẹ dưới chân Thập Gía như thế nào?

Có phải là chúng ta hãy: hiệp cùng với Mẹ dâng lên Chúa Cha qua Chúa Giêsu những vui, buồn, thành công, thất bại trong gia đình chúng ta với lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác, ngay cả những lúc đen tối nhất mà suy phục thánh ý Thiên Chúa để chính Thiên Chúa, Người sẽ nhận của lễ đó và chính Người sẽ làm cho của lễ trở nên hữu ích vì “tất cả mọi sự đều sinh ích cho kẻ có lòng yêu mến.”

- Điểm khác: Gia đình chúng ta có đón nhận những đứa con như là món qùa Thiên Chúa ban tặng và giáo dục chúng nên người, để chính những đứa con ấy trở thành niềm vui cho tha nhân (cứu độ như Chúa Giêsu.)

- Trách nhiệm làm con của Mẹ và nhận làm em (nghĩa tử) của Chúa Giêsu, gia đình tôi phải làm gì để tiếp tục sứ mạng Truyền Giáo của Chúa Giêsu.

Như chúng ta đã biết, gia đình là giáo hội tại gia, và mỗi thành viên trong gia đình là những chi thể trong Thân Mình Mầu nhiệm của Đức Kitô là Giáo Hội. Gia đình chúng ta có nhiệm vụ phải xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô hay cụ thể hơn là xây dựng Hội Thánh ngay tại gia đình, giáo khu, giáo xứ chúng ta cho đúng vai trò làm Con của Mẹ và làm Em của Chúa Giêsu như lời trăn trối mà Mẹ đã nhận dưới chân thập gía. Vì vậy, mỗi gia đình chúng ta hãy mời Mẹ về với gia đình mình để Mẹ chia sẻ vui buồn với chúng ta và hãy cùng Mẹ ra khơi loan báo Tin mừng.

Ai yêu Mẹ cũng được, ai mến Mẹ cũng vừa
Chẳng kỳ sớm, chẳng ngại trưa.
Cầm tay Mẹ dắy, Mẹ đưa về trời
Chân thành cám ơn những ai đã đọc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét